Bếp Rùa ♥ Hơi ấm gia đình tỏa ra từ gian bếp nhỏ

Luôn luôn đỏ lửa ♥ Nồng ấm yêu thương

Giới thiệu nguyên liệu: Chất béo (P.1)

Món ăn trên thế giới rất đa dạng, phong phú, được chia ra nhiều loại tùy theo nguyên liệu và cách chế biến. Nhờ đó mà hình thành các phương pháp nấu: luộc, chiên/rán, xào,  và nướng. Chỉ trong từng ấy đã có hai loại không thể thiếu chất béo, là chiên/rán và xào . Tuy vậy, quyệt một chút mỡ cho miếng vịt quay thêm bóng bẩy béo ngậy, hay thêm một chút dầu cho bát canh rau mềm mại mát lành là sự lựa chọn không tồi chút nào. Nói vậy để thấy tầm quan trọng của chất béo. Nhờ có những sản phẩm như dầu, mỡ, bơ mà các phương pháp chế biến trở nên đa dạng hơn nhiều, nhiều món ăn mới được khai sinh và thêm nhiều những cảm xúc thăng hoa 😛

Mỡ có lẽ là dạng sản phẩm chất béo đầu tiên mà con người tìm thấy do thói quen ăn thịt nướng. Sau này, nhờ các tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp và sự tò mò vốn có, loài người đã tìm ra thêm dầu thực vật bằng các phương pháp đơn giản là ép các loại quả, hạt có chứa dầu. Cùng thời điểm đó, bơ cũng được biết đến. Những miếng bơ đầu tiên xuất hiện trong các túi đựng sữa của những người lữ hành Trung Đông khi lạc đà của họ di chuyển, làm rung lắc các túi này và làm bơ đông tụ. Tuy nhiên vào thời đó, bơ chỉ được ưa thích ở Bắc Âu, Trung Đông và Đông Phi.

Ngày nay, khi khoảng cách địa lý không còn là trở ngại thì sự giao thoa văn hóa, đặc biệt là các món ăn và phương pháp nấu nướng của một vùng đất dễ dàng được phổ biến và chấp nhận ở những nơi khác. Người hiện đại cũng không khắt khe với với những loại nguyên liệu có mùi vị đặc trưng hoặc khác biệt lớn với truyền thống nấu nướng tại nơi sinh sống quen thuộc. Sự lạ lẫm, ngại ngùng với những nguyên liệu mới, cách nấu nướng mới nhanh chóng qua đi khi những người nội trợ làm ra được những món ăn ngon và được yêu mến.

Để có thêm nhiều món ăn ngon thì cần hiểu rõ những nguyên liệu mình sử dụng. Bài viết này xin được giới thiệu về chủ đề chất béo với những thành phần đặc trưng và ứng dụng của chúng, để có thêm nhiều những chiếc bánh thơm ngon và tránh những trường hợp đổ xuống sông xuống biển.

Nhóm bơ:

Bơ động vật:

 Nguồn: Internet

Bơ là sản phẩm từ sữa. Có nhiều loại bơ khác nhau tùy theo sữa của loài động vật nào và phương pháp chế biến. Các hạt chất béo có trong sữa được bao bọc bởi một lớp màng, lớp màng này giúp cho các hạt chất béo lơ lửng trong sữa. Quá trình sản xuất bơ thực chất là quấy trộn làm vỡ lớp màng đó để chất béo đông tụ lại thành khối bơ. Hiện nay, động vật lấy sữa phổ biến nhất là bò, vì vậy phần này chủ yếu đề cập đến bơ làm từ sữa bò.

Các bước sản xuất bơ từ thời xa xưa đến nay hầu như không thay đổi, chỉ khác ở chỗ công nghệ hiện đại làm thay con người và tạo ra những sản phẩm ngon hơn, chất lượng và ổn định.

Quy trình sản xuất bơ hiện đại:

Ban đầu, sữa được tập trung, kiểm định và được đưa vào máy quay li tâm, tách ra thành hai sản phẩm là sữa gầy (skim milk) và cream (kem) chứa khoảng 31-37% chất béo. Sau đó cream được thanh trùng, là quy trình xốc nhiệt vẫn thường nghe bằng cách thay đổi nhiệt độ đột ngột và liên tục trong thời gian ngắn để làm sạch cream, loại bỏ vi sinh vật và enzyme. Sau quá trình này, cream được “ủ lạnh”, đưa tới nhiệt độ nhất định để chất béo có thể kết tinh (đông tụ). Khi đã kết tinh một phần, hỗn hợp có thể được nuôi cấy khuẩn lactic hoặc không tùy theo hương vị mong muốn của nhà sản xuất. Tiếp theo, cream được quấy trộn liên tục và đưa vào máy li tâm lần nữa, tách ra bơ và buttermilk (sữa bơ). Bơ sau công đoạn này được rửa bằng nước để làm sạch các thành phần của sữa còn đọng lại, giúp bơ có thời gian bảo quản lâu hơn. Sau đó bơ được phun muối bằng máy thổi áp suất cao nếu muốn có bơ mặn. Kết thúc quy trình, bơ được xử lý lần cuối, ép nước, điều chỉnh độ ẩm, thêm hương liệu và đóng gói.

Các sản phẩm trong quá trình sản xuất bơ sẽ được sử dụng tùy theo mục đích như sữa gầy, cream (tạo thành whipping cream) hay buttermilk. Chúng có thể được hoàn nguyên dưới dạng bột và dạng lỏng để quay lại quy trình sản xuất bơ, sữa và pho-mát (cheese).

Tính chất và hương vị của bơ được quyết định từ con bò đến nhà máy. Màu sắc bơ tùy theo lượng carotene và lượng nước có trong đó. Carotene có nhiều trong cam, quýt, cà rốt…và có trong bơ, tạo ra màu vàng nhạt đặc trưng. Độ trắng của bơ phụ thuộc vào lượng nước, nước càng nhiều thì lượng chất béo càng thấp, bơ càng vàng và ngược lại. Vì vậy, trong quy trình sản xuất, bơ được xử lý giảm lượng nước xuống tối đa sẽ trắng hơn do giàu chất béo và các protein sữa. Ngoài ra, chế độ ăn của bò cũng ảnh hưởng lớn đến màu sắc bơ. Nếu bò được ăn nhiều cỏ tươi thì bơ sẽ có màu càng nhạt. Nếu thức ăn của chúng chủ yếu là cỏ khô và thực phẩm khô chế biến công nghiệp thì màu sắc bơ sẽ đậm hơn. Yêu cầu đối với lượng chất béo trong bơ giới hạn ở 80% theo tiêu chuẩn Mỹ và 82% theo tiểu chuẩn châu Âu. Ngoài chất béo, trong bơ còn chứa protein sữa (không quá 1%), chất béo rắn, nước (16 -18%) và một số thành phần cơ bản khác.

Từ  quá trình sản xuất mà bơ được phân thành các loại sau:

– Bơ nhạt/bơ lạt/unsalted butter – bơ không ướp muối, gồm hai loại:

+ Bơ ngọt/sweet butter: Là loại không lên men, bơ “ngọt” được phổ biến ở Anh và Mỹ nhờ hương vị tự nhiên và thơm nhẹ mùi sữa.

+ Bơ chua/bơ nuôi cấy/cultured butter: Là loại bơ nuôi cấy bằng họ vi khuẩn lactic, có mùi thơm như sữa chua và thành phần tương tự bơ ngọt. Tùy theo khẩu vị mà nhiều người thích bơ chua hơn bơ ngọt, đặc biệt là trong các loại bánh sử dụng men như bánh mỳ vì cảm giác thơm ngon hơn. Loại này phổ biến ở châu Âu và châu Đại Dương (Úc, New Zealand), vì vậy ở Việt Nam thường được sử dụng bơ chua do phần lớn bơ nhập khẩu từ những nơi đó.

Về cơ bản, bơ ngọt và bơ chua đều có thể thay thế cho nhau trong các loại bánh và món nấu. Tùy theo khẩu vị và yêu cầu trong công thức mà có thể sử dụng.

– Bơ mặn (salted butter) là cách gọi để chỉ bơ ướp muối. Cả hai loại bơ “ngọt” và bơ chua đều có vị mặn và không mặn.

Bơ mặn phù hợp để làm các món chiên, xào, món mỳ nói chung, tạo vị mặn vừa phải và giảm cảm giác ngấy. Bơ mặn có ưu điểm là bảo quản được lâu hơn các loại khác do áp suất thẩm thấu bên trong môi trường cao hơn, hạn chế vi sinh vật phát triển.

Bơ nhạt phù hợp với các công thức bánh cần bơ, nếu loại đó không có yêu cầu gì đặc biệt và thường dùng ăn kèm bánh mỳ. Tuy vậy, vẫn có thể dùng bơ mặn để nướng bánh đối với những loại sử dụng bơ hòa tan như bánh mỳ, vỏ bánh croissant, cake, brownies… khi đó không cần thêm muối.

– Bơ khô/dry butter/beurre sec: có tỉ lệ chất béo trong bơ cao (tính theo khối lượng), thường là 82% trở lên đối với tiêu chuẩn Mỹ và 84% trở lên với tiêu chuẩn châu Âu. Bơ khô được dùng chủ yếu để cán các loại bánh nhiều lớp như Mille-feuille, puff pastry, croissant… Nước có trong bơ làm các sợi gluten hình thành giữa các lớp bột, bơ nhiều nước cũng dễ bị ngấm vào bột, làm cho bánh không nở bung sau khi nướng do có các sợi liên kết kéo lại. Bơ khô còn được sử dụng nhiều làm bánh mỳ vì lượng nước thấp, bánh sẽ không bị nhạt và vỏ không dính bơ. Ngoài bánh mỳ và bánh nhiều lớp, bơ khô có thể dùng thay thế bơ thường trong các công thức bánh.

Ngoài các loại bơ cơ bản thì còn có một số chế phẩm khác từ sữa bò tương tự như bơ:

– Anhydrous milk fat (bơ khan – chất béo sữa khan): Là loại chứa đến 99,8% chất béo và không quá 0,2% nước và các thành phần khác. Tỉ lệ chất béo trong bơ khan rất cao, thường được các hiệu bánh sử dụng để làm bánh nhiều lớp tương tự như bơ khô. Nhiệt độ nóng chảy của bơ khan lên đến 42 độ, vì vậy có thể làm bánh trong bất kì điều kiện thời tiết nào (không quá nhiệt độ đó) do bơ không chảy vì lượng chất béo cao. Khi dùng bơ khan trong các loại bánh và công thức nấu nướng, thường phải giảm 15-20% khối lượng sử dụng vì trong bơ thường phần đó là nước.

– Cream butter (kem bơ): chứa khoảng 60% chất béo, nhiều nước nên có màu vàng đậm hơn bơ. Cream butter mềm hơn bơ và có vị béo ngậy, được dùng nhiều để ăn kèm với các món hoặc sử dụng làm kem bơ swiss. Tương tự như bơ, cream butter cũng có hai loại là sweet cream butter (kem bơ ngọt), cultured cream butter (kem bơ chua) và vị mặn của hai loại đó.

 Nguồn: Internet

Giống như sữa bò, còn có bơ từ sữa trâu, sữa dê (goat’s milk), sữa sơn dương… Với những người bị dị ứng sữa bò, nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể không hấp thụ được thành phần protein có trong sữa. Acid béo trong sữa sơn dương và sữa dê có kích thước nhỏ hơn sữa bò và thành phần cũng có nhiều khác biệt nên có thể sử dụng cho người bị dị ứng, hen suyễn và thoái hóa khớp… Đa phần bò nuôi công nghiệp , vì vậy sữa bò có thể chứa một số loại hooc-môn và phụ gia gây độc tính đối với người mẫn cảm, trong khi dê và sơn dương thường được nuôi với quy mô nhỏ, protein trong hai loại sữa này cũng dễ hấp thu hơn do thành phần tương tự sữa mẹ. Bánh làm từ bơ của hai loài động vật này cũng được đánh giá cao, vì kích thước nhỏ nên chất béo được phân bố đều hơn trong bánh (đặc biệt ở bánh mỳ). Chúng có tác dụng như chất nhũ hóa (emulsifier) trong bánh sản xuất công nghiệp, giúp bánh mềm, xốp và có hương vị đậm đà hơn sữa bò.

Bơ thực vật

Bơ thực vật (margarine) được sản xuất trực tiếp từ dầu thực vật. Những sản phẩm bơ thực vật đầu tiên xuất hiện vào thế kỉ 19, sản phẩm bơ ban đầu rất sơ khai và không được sử dụng rộng rãi vì hương vị của nó. Đến cuối thế kỉ 20, quy trình sản xuất bơ thực vật mới hoàn thiện trong việc đảm bảo sức khỏe cho con người và mô phỏng hương vị của bơ động vật.

Nguồn: Internet 

Bơ thực vật có quá trình sản xuất tương đối phức tạp. Sau khi thu dầu từ các loại hạt, quả chứa dầu (dầu thực vật), người ta tiến hành kiểm tra và tinh khiết dầu nhằm loại bỏ những thành phần không mong muốn. Sau đó dầu được đưa vào hệ thống máy móc hiện đại để tiến hành phản ứng hydro hóa, là quá trình tác dụng thêm hydro vào chất béo dạng lỏng nhờ chất xúc tác để chuyển thành dạng rắn. Sản phẩm sau quá trình này về cơ bản đã được gọi bơ, tuy nhiên để hạn chế chất béo xấu (trans fat) thì khi tổng hợp bơ thực vật còn cần nhiều phản ứng tổng hợp khác để sản phẩm cuối cùng an toàn cho sức khỏe. Chất béo đã chuyển sang dạng rắn sẽ được trộn thêm skim milk (sữa gầy) lên men hoặc không lên men, một số vitamin và khoáng chất, hương liệu, phụ gia tạo màu, chất nhũ hóa để phân phối đều nước và chất béo, cân bằng độ ẩm để sản phẩm cuối cùng có chất lượng tương tự như bơ tự nhiên. Thêm skim milk giúp cho bơ thực vật có hương vị giống như bơ động vật. Bơ thực vật cũng có hai loại mặn và nhạt.

Chất béo sau phản ứng hydro hóa có hai dạng là cis fat và trans fat theo cấu trúc không gian. Hiểu đơn giản, cis fat (chất béo dạng cis) tương tự người bình thường với cơ thể là trục đối xứng, tay phải đối xứng tay trái, chân phải đối xứng chân trái. Còn trans fat (chất béo dạng trans) là người “không bình thường”, tay chân bất đối xứng, vị trí của tay phải thì lại là chân phải hoặc chỗ của tay trái thì lại là chân trái. Có thể hình dung là một chân một tay ở trên và một chân một tay ở dưới. Quy trình sản xuất hiện đại nhằm loại bỏ đi trans fat đến mức tối đa để đảm bảo sức khỏe cho con người.

Thành phần của bơ thực vật tương tự như bơ động vật, gồm 80% chất béo, 20 % còn lại là nước, vitamin và các chất còn lại. Màu sắc của bơ thực vật tương đối vàng vì thành phần là dầu thực vật là chủ yếu.

Bơ thực vật được chia thành nhiều loại:

– Loại sử dụng phương pháp tổng hợp (như trên): được sản xuất từ một hay nhiều loại dầu pha trộn với nhau. Dùng cho các loại bánh có sử dụng bơ. Hầu hết các bánh có bơ động vật đều có thể thay thế bằng loại này được, tuy nhiên mùi vị sẽ kém ngon đi một chút. Vậy loại nào không bị ảnh hưởng? Đó là những bánh có thành phần bơ làm nền, chủ yếu đóng vai trò tạo độ béo và đặc cho bánh, phần hương và vị do loại quả, mứt hoặc một nguyên liệu khác đảm nhiệm. Cũng có một số bánh ưu tiên sử dụng margarine như blueberry muffin

– Bơ chiết xuất trực tiếp từ quả/hạt như bơ lạc (bơ đậu phộng), bơ cocoa (bơ cacao): Dùng trong các công thức bánh mà các loại này làm chủ đạo như bánh quy lạc, kem cocoa…

– Ngoài ra còn chia theo loại trộn hoặc không trộn sữa (skim milk), mỗi loại sẽ có vị giống bơ động vật và bơ thực vật.

Bơ thưc vật có nhược điểm là nhiệt độ nóng chảy thấp hơn bơ động vật nên một số loại bánh không thể sử dụng. Không nên dùng bơ thực vật để chiên vì tỉ lệ nước trong bơ cao, dễ gây bỏng, hơn nữa, chúng mình đã có dầu ăn. Nhiều loại margarine không có hương vị gì nên làm bánh sẽ không đạt kết quả như mong muốn. Có thể thấy rõ điều này khi sử dụng bơ thực vật ăn kèm bánh mỳ hay làm các loại bánh cán lớp, bánh mỳ bơ hay butter cake…

Như ta đã biết, dầu của các loại quả, hạt đều có mùi riêng như dầu lạc, dầu hướng dương, dầu đậu nành… và một số loại dầu thơm như hạnh nhân (almond), vanilla (vì thơm nên được gọi là tinh chất – tinh dầu). Với những loại để sản xuất dầu ăn hàng ngày hoặc bơ thực vật, người ta phải trộn thêm chất chống tạo mùi để người tiêu dùng có thể sử dụng mà không có cảm giác khó chịu. Chính vì vậy, dù là bơ hay dầu thực vật thì số lần chiên, rán nên hạn chế đến mức tối thiểu.

Những loại bơ chứa lượng chất béo thực vật cao (99% trở lên), hoàn toàn là chất béo hoặc pha với mỡ động vật, chúng được xếp vào loại shortening, sẽ được đề cập đến trong phần 2.

Hẹn gặp lại vào tuần sau 🙂

—-

Các bài đã đăng cùng chủ đề:

Chọn nguyên liệu sử dụng trong bếp

Các nguyên liệu cơ bản:

96 responses to “Giới thiệu nguyên liệu: Chất béo (P.1)

  1. Sylwiaduyen 22/12/2012 lúc 3:50 Chiều

    Chị ơi 😀 Em làm các loại cookies thì khi làm bằng bơ thì nó giòn và làm bánh magarine nó mềm là đúng hay sai hả chị? 😀 Dùng bơ và magarine trong làm cookies có khác gì nhau ko chị? 😀

  2. Quyen Nguyen 01/05/2012 lúc 12:21 Sáng

    Chị Tâm/ Anh Chuối ơi, cho em hỏi tẹo nhé, thế còn cái bơ mà mấy hàng bánh mì vẫn phết vào cùng với pa tê và thịt chả các loại đó, bơ đó là bơ gì hả anh? Em mua về để tủ lạnh thấy đông cứng lại. Em thích ăn cái bơ đó lắm vì nó béo mà mua ở siêu thị thì không có, phải ra tiệm bánh mì mới mua được. Đi nước ngoài cũng không thấy ai ăn luôn :))

    • Laberei 02/05/2012 lúc 3:01 Sáng

      Bơ của bánh mỳ pa-tê đó mình thấy mùi vị giống Margarine Tường An lắm bạn ạ ! Bạn mà ở nước ngoài thì thử mua Margarine (bơ thực vật) về ăn xem có thích hơn bơ chuẩn (butter) không.

  3. luckybetta2904 12/03/2012 lúc 3:05 Sáng

    chao chi khai tam!
    doc bai viet cua chi e rat thich vi tu truoc den gio e rat thich lam banh kem bo nhung e lai cam thay bo e an o vn ngon hon ma do ngay hon bo o canada. The nen e nghi mai ko biet phai mua bo gi de lam kem trang tri banh gato vi e da tung mua bo o day lam kem nhung an hoi ngan.e ko con o vn nen ko biet phai chon bo gi? chi giup e voi .cam on chi nhieu

    • Laberei 02/05/2012 lúc 3:16 Sáng

      Chào bạn. Mình biết chút xíu về cái bạn hỏi nên muốn trả lời hộ.
      – Kem phủ bánh gateaux ở VN hình như toàn kem topping – bắt lên bánh rất đứng song thành phần chủ yếu toàn chất hóa học, không “chất” như kem bơ hay kem tươi (whipping) nên có lẽ bạn ăn thấy không quá ngấy.
      – Kem phủ lên bánh ở nước ngoài: mình thấy đa số công thức dùng kem whipping (làm từ sữa, thơm ngon, ngậy béo tự nhiên). Kem whipping ở nước ngoài phổ biến nên bạn mua về đánh lên rồi trang trí bánh, sẽ ngon và không quá ngấy như kem bơ (từ bơ, đường và lòng trắng trứng)
      Tuy nhiên whipping nhanh chảy, phải giữ tô đánh thật lạnh, kem whipping cũng phải lạnh, hoặc dùng thêm 1 gói bột làm đứng kem để đạt hiệu quả trang trí ưng ý.

  4. thuy 06/03/2012 lúc 8:35 Chiều

    cho em hỏi địa chỉ bán các loại này được không ạ?

  5. trang 28/08/2011 lúc 8:17 Chiều

    cô ơi cho con hỏi con vừa mới mua 1 khối bơ 5kg .Mà nhiều quá con ko thể xài hết nhanh được . Nên cô cho con hỏi cách mà cô bảo quản bơ được ko ạ. Con cảm ơn . Con mới 17t à nên con xưng bằng cô nhé ^^

    • anatomysu 28/08/2011 lúc 8:38 Chiều

      Em xả thành từng khối vừa đủ 1 lần dùng, vd 200g. Rồi bọc kín lại và cho vào ngăn đá. Ăn đến đâu bỏ xuống rã đông. Bảo đảm bơ vẫn thơm ngon.

  6. Trang Nhung 29/07/2011 lúc 3:20 Chiều

    Cám ơn bài viết rất hữu ích của bạn chuoivuonnha. Thật mình không biết nói gì ngoài 2 từ dành cho chị Khai Tâm và bạn “khâm phục”.
    Chúc luôn vui và hạnh phúc nhé.

  7. Lam 29/07/2011 lúc 1:28 Chiều

    Chiên gia cho chị hỏi cái loại váng sữa mà trẻ con hay ăn là cái loại nào trong mấy cái sp chế biến sữa ở trên với 🙂

    • chuoivuonnha 30/07/2011 lúc 12:17 Sáng

      Không là cái nào cả chị ạ, váng sữa là chế phẩm từ sữa, được chế biến từ cream sau khi đã tách skim milk. Nó cũng có quy trình sản xuất riêng, nhưng không phức tạp như bơ, vì công đoạn chủ yếu là lên men và cô đặc. Váng sữa bổ hơn sữa thường vì độ đậm đặc của protein và chất béo (nhưng cũng đắt hơn), vì thế, trẻ thường thừa năng lượng khi ăn thực phẩm này. Váng sữa tốt nhưng có thể không cần sử dụng, nếu được thì thay món liên tục cho trẻ bằng sữa/sữa chua là được rồi ạ, vì ngoài cung cấp cho trẻ chất dinh dưỡng chúng còn cung cấp nước cho cơ thể nữa, điều này thì váng sữa không thể làm được. Hơn nữa ăn sữa đơn giản và dễ điều chỉnh hơn cho bé, vì khi tương đối lớn, bé sẽ ăn cơm cùng với bố mẹ, sẽ ăn thịt, rau, cá, trứng, dầu ăn và các loại chất béo khác… nếu vẫn duy trì như vậy thì trẻ rất dễ béo (thậm chí béo…quá 😛 ), vì thành phần chất béo trong váng sữa tương tự như bơ.

      • Lam 01/08/2011 lúc 2:59 Chiều

        Eo ơi sau này Chuối nuôi con thì khéo phải biết.
        Chị có 2 con gái, phải bảo nó kiếm chàng rể nào khéo thế này để mẹ còn được nhờ, hehe

  8. Huong Dao 29/07/2011 lúc 11:50 Sáng

    Gui Khai Tam va cau Chuoi….
    Chi cang ngay cang cam phuc cac em ! That dung la ” Thay nao ,Tro day !” .Su hieu biet va kien thuc cua cac em qua la dang de cho moi nguoi hoc tap ! Mong rang tu nay ve sau chi se duoc mo mang dau oc minh qua nhung bai viet cua cac em …..Chi cam on rat nhieu ….Bai viet ve Bo hom nay cua em that chi tiet , cong phu va het long vi moi nguoi ….

    • chuoivuonnha 29/07/2011 lúc 10:08 Chiều

      Không có gì đâu bác, kiến thức người biết trước biết sau. Cháu nhiều cái cũng không biết lắm, nền tảng để viết bài này là cháu thu từ bếp chị Rùa, mỗi bài một chút, chị Rùa viết rải rác ở nhiều bài nên đây coi như là một công tổng hợp lại ạ! 🙂

  9. xanhduong9 29/07/2011 lúc 10:55 Sáng

    Đã nghe tên Chuoivuonnha từ lâu, hôm nay mới được đọc bài. Xin cám ơn bạn đã viết một bài rất chi tiết (riêng đánh máy đã mỏi tay lắm nhỉ?). Chúc bạn ngày càng viết tốt hơn. Xin được làm quen với bạn nhé.

  10. VuKhuc 29/07/2011 lúc 9:26 Sáng

    Nhân vụ chế biến bơ bằng cách quay ly tâm sữa tách ra sữa gày & cream, cả nhà có ai biết có thể chế biến ra sữa gày từ sữa tươi nguyên kem tại nhà thế nào không nhỉ. Chả là nhà mình tuyền uống sữa bò lấy từ hộ chăn nuôi mà mình thì cũng sợ béo nên toàn nhường trẻ con uống, trong khi cũng sợ loãng xương. Mình lôi máy đánh trứng ra quay sữa lạnh (cũng quay ly tâm mà) không ăn thua, nó chỉ tạo lắm bọt thôi. Có hôm xem chương trình du lịch trên Tây Tạng, thấy dân họ làm bơ bằng cách cho sữa vào 1 thùng gỗ, có 1 cái nắp có cán (giống như trục ép) rồi cứ ngồi ấn trục ép sữa qua lại cái nắp đấy, cũng ra bơ, trông cũng ly kỳ phết 🙂

    • chuoivuonnha 29/07/2011 lúc 9:53 Chiều

      Cách làm kiểu đó lâu lắm chị ơi, máy nó quay miết đến bao giờ chất béo mới tách ra, hơn nữa cấu tạo máy li tâm kia kiểu khác ạ. Máy quay thực ra là một thùng kín quay với tốc độ lớn, khi làm như vậy những thành phần nhẹ hơn (như cream) sẽ nổi lên trên, sữa gầy (tương tự như nước, khối lượng riêng lớn) nặng hơn sẽ chìm xuống dưới, người ta tháo sữa gầy qua 1 đường ống. Thường thì sữa được lấy từ bò như vậy người ta sẽ đun nóng (không sôi) và khuấy trộn cho chất béo nổi lên trên, vớt phần đó dùng vào việc khác, phần sữa còn lại có thể uống bình thường.
      Ở Tây Tạng không phải họ làm bơ đâu chị , đó là một dạng như pho mát tươi đó, cái thanh gỗ đó được người làm khuấy đến khi sữa ấm và lên men, quy trình phải đảo khoảng 2000 đến 4000 lần làm thành sữa chua, sau đó nếu muốn ăn pho mát thì đổ sữa vào bọc vải và ép. Men cái thường có sẵn trong thùng sữa đó rồi vì họ làm liên tục qua ngày mà.

      • VuKhuc 30/07/2011 lúc 9:25 Sáng

        Túm lại là ở nhà ngoài việc để sữa vào tủ lạnh vớt váng dần thì không thể tự làm sữa gầy được rồi. Cái phim du lịch Tây Tạng đấy chị thấy họ làm ra 1 tảng bơ to màu vàng mà, phomai tươi thì chị còn lạ gì.

        VN mình không phải là nước có truyền thống sử dụng sữa nên kiến thức về sữa & các chế phẩm của sữa rất hạn chế nên những bài viết/trao đổi như thế này rất bổ ích. Tiện thể Chuối hoặc các bạn nào đã từng làm thành công phomat mozzarella tại nhà cho mình xin tí kinh nghiệm. Mình làm đến 5 lần theo độ 2-3 phương pháp khác nhau vẫn hỏng, đau khổ 😦

        • chuoivuonnha 30/07/2011 lúc 10:42 Sáng

          Bơ cũng có thể làm ở nhà mà chị, sau khi đun nóng sữa, khuấy liên tục cho đến khi tách chất béo ra rồi ép là được, cách làm đó từ xưa đến nay vẫn duy trì ở một số nơi. Nhưng dù sao vẫn là lí thuyết, phải có dụng cụ mới được, sữa không tách cream thì tách bơ lâu lắm, em xem 1 clip trên mạng, thấy họ dùng “cách hiện đại” là kitchen aid mà cũng mất đến hơn 10 phút, còn máy cầm tay chắc không được. Sữa cũng lên bọt tùm lùm rồi sau đó tách dần bơ ra đó.
          Mozzarella hay các chế phẩm khác em không biết làm tại nhà ra sao, vì một là không có sữa tươi, hai là không có ý định vì để làm pho mát hay các sản phẩm sữa lên men sử dụng nhiều chủng vi khuẩn lắm chị ạ chứ không đơn giản là cho men cái vào đâu. Sản phẩm thương mại, được đầu tư rất nhiều trí tuệ và tiền bạc để có thể tốt và ngon, chuyện nhà làm không thành công là bình thường 😛

          • TPham 31/07/2011 lúc 7:25 Sáng

            À nhân tiện Chuối cho mình hỏi luôn tại sao bơ làm ở nhà màu lại có hơi xanh xanh. Có phải tại chứa nhiều nước không hay còn nguyên nhân nào nhỉ

            • chuoivuonnha 31/07/2011 lúc 9:49 Sáng

              Bơ làm nhà thường có khoảng 65% chất béo trở lên chị ạ, do lượng nước kết hợp với loại carotene tùy theo loại sữa mà ra các màu vàng ánh xanh (lá cây) nhạt, ánh xanh lam nhạt, ánh da cam nhạt… Vì có độ khúc xạ nên cho mình cảm giác màu như vậy.

  11. tram nguyen vu 28/07/2011 lúc 7:55 Chiều

    cám ơn bài viết của CVN, rất hữu ích! CVN chịu khó viết nhiều bài vào nhé 🙂

  12. nammeomap 28/07/2011 lúc 7:16 Chiều

    Cám ơn bạn Chuối, bài viết rất chi tiết, mình học thêm được nhiều điều rất bổ ích.Cố gắng tiếp tục phần 2 nha.

  13. Mebambi 28/07/2011 lúc 12:50 Chiều

    Bai hay qua, rat bo ich, cam on ban chuoi..

  14. nhabibong 28/07/2011 lúc 1:40 Sáng

    Cảm ơn bạn Chuối đã dày công viết một bài tổng hợp kĩ càng. Cảm ơn Khai Tâm và nhóm ba người vì những bài viết và sáng kiến giữ lửa cho bếp.

  15. littlechef 27/07/2011 lúc 11:14 Chiều

    Đọc xong bài mà hoa mắt chóng mặt, nổ đom đóm mắt, quá cầu kì và cẩn thẩn nhưng rất hay. Bài viết của anh Chuối đã giúp em hiểu được tất tật về bơ, cứ như vừa được soi sáng ý! Chứ từ xưa đến nay kiến thức về bơ của em cứ gọi là mù mịt, chỉ biết loại nào làm bánh này ngon, loại nào làm bánh kia ngon thôi. Cảm ơn anh Chuối rất nhiều.:D
    Nhân tiện cho em hỏi anh Chuối đang học trường đại học nào thế ạ?, tại em tò mò vì thấy lời lẽ anh Chuối viết cứ như là chuyên gia ý. Với cả nghe chị Rùa nói anh hơn em vài tuổi mà vẫn là 9x nên chắc là đang học đại học rồi 🙂

    • chuoivuonnha 27/07/2011 lúc 11:38 Chiều

      Cái này nói ra ngại lắm 🙂 Viết như chuyên gia nhưng là chuyên gà thôi, chuyên gia thật đang bầu bí nên không tung công lực được!

  16. Nguyen 27/07/2011 lúc 10:46 Chiều

    Cau Chuoi oi, phai tu tin len chu, nga^`n a^’y kien thuc ma khong dem ra de chia se voi cac chi cac em thi that la khong phai nhe’. Dung co run nha, cau Chuoi soan bai ky luong, can than, day du va qua chu dao, giup ich rat nhieu cho cac ba` noi tro day. Dang cho*` xem tiep phan 2 va con nhieu nhieu phan tiep theo nua day. Cam on cau Chuoi va KT cung nhu “be` lu 3 ten” rat la nhieu.
    Nguyen

    • chuoivuonnha 27/07/2011 lúc 11:34 Chiều

      Mọi người mong chờ quá làm em ngại 😉 Bài sau chắc không được quan tâm như bài này đâu ạ 🙂

      • Nguyen 28/07/2011 lúc 12:05 Sáng

        Da noi la cau Chuoi phai tu tin len ma, cai nay goi la co^? vu~, dong vien, khuyen khich, vay thi phai len tinh than ma lam to*i’ chu*’ , sao lai ngai, hon nua, chu? de^` nay rat dang duoc moi nguoi quan tam den, vay nen, chi nghi ai ai cung dang mong cho*` bai sau, ra’ng len nha.

  17. Me be li li 27/07/2011 lúc 9:02 Chiều

    Đọc bai này xong hoa cà mắt luôn,..hôm nay mới biết cái thật về bơ, Phải nói là phục cậu chuối luôn, giỏi thế hok biết. Cảm ơn chuối nhiều nhé chuối ơi., thương chuối quá! ;).

  18. Chitfam 27/07/2011 lúc 8:54 Chiều

    Em nguong mo chi KT, ban chuoi, SCP… lam lam. Nho moi nguoi ma em co niem dam me nau nuong (du rang van chua nau duoc cai gi ra cai gi ca).
    Em khong biet viet co dau bang cach nao nen danh go khong dau. Moi nguoi thong cam cho em voi nhe.

  19. HD 27/07/2011 lúc 8:12 Chiều

    Wa, vừa đọc vừa gật gù vì vỡ lẽ ra được nhiều thứ.
    Thì ra whipping milk và butter milk là một, làm sao có được loại bơ ít chất béo hơn (lâu nay vẫn lựa loại này, hy vọng đỡ béo chút mà không mất ngon nhiều :P). Cảm ơn cậu Chuối nhiều.
    Có mẹo vặt nhỏ về vụ chiên xào các món cần dùng bơ. Trước khi cho bơ vào chảo rán, cho 1 ít dầu ăn vào, khả năng chịu nhiệt của hỗn hợp dầu ăn và bơ cao hơn. Nhưng mà như cậu Chuối nói, bạn bơ không ưng nóng. 🙂

    • TPham 27/07/2011 lúc 11:02 Chiều

      Chắc bác đọc nhầm rồi í ạ 😀 Whipping cream là sản phẩm từ cream, còn buttermilk là sản phẩm sau khi li tâm cream, thu được cùng với butter. Bác có thể làm “thí nghiệm” nhỏ nhỏ ở nhà bằng cách đánh whipping cream 1 thời gian lâu thì bác sẽ thấy bơ sẽ tách ra đấy 😀

      • chuoivuonnha 27/07/2011 lúc 11:19 Chiều

        Đúng rồi ạ, whipping là sản phẩm cream ban đầu, khi sản xuất riêng người ta có thể thêm một số hương liệu. Còn buttermilk là sau khi tách cream, trong buttermilk cũng có chất béo nhưng không thể tách ra thêm được vì chất béo trong bơ đã đạt nồng độ bão hòa (nó không tan ra cũng không nhận thêm từ buttermilk). Chính vì vậy, loại “sữa bơ” này thường để bán cho người tiêu dùng hoặc tái sử dụng trong quy trình sản xuất bơ khép kín.

  20. Thu Hang 27/07/2011 lúc 6:52 Chiều

    Cảm ơn chú Chuối đã có bài viết thật bổ ích, không biết chú có blog hay không thì nhân tiện cho chị em xem luôn đi cho khỏi tò mò vì con trai mà giỏi bếp núc thế.

    • chuoivuonnha 27/07/2011 lúc 11:24 Chiều

      Blog em mới lập, nhưng tuyệt nhiên không có gì, vì mục đích chỉ phục vụ cho công cuộc xây dựng của bè lũ ba tên. Tiếp nữa là em dở máy móc lắm. Cuối cùng, quan trọng nhất là do sự chỉ đạo của sếp Rùa cho tiện công việc 😛
      :

  21. troublemaker 27/07/2011 lúc 6:06 Chiều

    Xin chào KT & CVN, mình vốn đọc blog KT từ lâu nhưng chưa bao giờ comment, nhân bài này nói về nguyên vật liệu có liên quan chút ít với nghề của mình nên ngứa tay ngồi gõ
    “Với những người bị dị ứng sữa bò, nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể không hấp thụ được chất béo có trong sữa”
    Theo mình được biết:
    – Nếu dị ứng = allergy thì cho đến thời điểm này, các chất gây dị ứng (allergen) trong thực phẩm tìm thấy chỉ là proteins.
    – Còn nếu dị ứng = intolerance thì milk intolerance (non-allergic food sensitivity) gây ra do đường lactose. Nếu cơ thể không có khả năng sản xuất (hoặc sản xuất không đủ) men lactase để tiêu hóa đường lactose thì sẽ gây khó cho thân chủ khi uống sữa.

    Về vấn đề chất béo động vật hay thực vật cái nào tốt hơn thì theo mình biết yếu tố quyết định là lượng chất béo no (saturated fats). Thường thì chất béo động vật chứa nhiều chất béo no nhưng dầu thực vật cũng có loại chứa nhiều chất béo no (ví dụ như dầu dừa, dầu cọ).

    Vài dòng trao đổi trên tinh thần chia sẻ & bàn luận chứ không có ý gì khác. Cảm ơn KT & CVN về những bài viết hay & hữu ích

    • Khai Tâm 27/07/2011 lúc 6:45 Chiều

      Chào bác, mừng vì thấy thêm một comments của “chuyên gia”. Mọi bài viết dạng tổng hợp kiến thức như thế này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, do vậy nếu được sự góp ý/bổ sung từ những người có kiến thức thì thật quý.

      Nhân nói thêm về chất béo xuất xứ động vật hay thực vật, loại nào tốt hơn. Quả thực yếu tố quyết định là lượng chất béo no, nhưng nếu cân bằng được lượng omega-3 trong thực đơn hàng ngày thì dùng mỡ động vật hay các loại dầu có chứa chất béo no không phải là vấn đề nữa phải không ạ? Khoa học khám phá ra nhiều điều kỳ diệu, nhưng cơ thể con người cũng là một cỗ máy rất tinh vi và nó có khả năng thay đổi để thích nghi. Mỗi chất thừa đều có hại cho cơ thể, vì thế em nghĩ mình không nhất thiết phải loại bỏ những thứ bị “đóng đinh” cho không tốt (như cholesterol) vì đôi khi những chất đó cũng cần thiết.

      Huhu… nói dài nói dai nhưng trong thâm tâm hình như có tí chút “bào chữa” cho lý do thích ăn bơ thay vì margarine của mình 😦

      Một lần nữa cảm ơn bác. Mong được đón nhận nhiều comments khác để mở mang kiến thức thêm nữa…

      • chuoivuonnha 27/07/2011 lúc 10:58 Chiều

        Cảm ơn bác đã góp ý, thực sự đúng là sai sót chứ không phải thiếu sót 🙂 Vì khuôn khổ bài viết đề cập đến bơ nên dĩ nhiên chỉ tính đến trường hợp sử dụng được sữa. Nguyên nhân gây dị ứng ở sữa bò (mà không ở sữa dê) là do thành phần protein (casein S1). Còn dị ứng với đường lactose không đề cập đến vì sữa của bộ móng guốc (trâu, bò, ngựa, hưu, nai, dê, cừu…) đều chứa đường lactose, dị ứng với lactose là dị ứng với tất cả các chế phẩm sữa, nêu ra thì thành bài luận mất rồi ( chưa kể bài viết đã lủng củng ạ 😛 ). Góp ý trân thành luôn được hoan nghênh vì ai cũng muốn mình “đẹp hơn” , đồng thời tránh gây hiểu nhầm lây lan trên diện rộng, cháu sẽ sửa ngay 😀
        @ chị Rùa: Không biết phải nói thế nào với chị, vì em cũng chỉ thích ăn bơ động vật thôi! Margarine (của VN) dở lắm. Hơn nữa em thấy cân bằng trong khẩu vị mới quan trọng chị nhỉ, khi ăn mà nghĩ nhiều dễ bị bệnh đường tiêu hóa lắm 😛 Ông bà mình ngày xưa toàn ăn mỡ đấy thôi, nhưng ít thấy ai bệnh tim mạch hay béo quá… Dựa dẫm ăn dầu hay bơ thực vật e không ổn 😉

    • HD 27/07/2011 lúc 8:24 Chiều

      A, bây giờ thì đã biết rõ hơn vì sao vì sao có loại sữa không lactose.
      Xin hỏi bác thêm 1 chút về vụ saturated fat. Dù có cùng 1 lượng chất béo no trong 1 đơn vị bơ thì tiêu thụ bơ động vật vẫn tạo nhiều năng lượng –> dễ gây béo phì hơn là bơ thực vật phải không bác Troublemaker.

      • troublemaker 28/07/2011 lúc 3:34 Chiều

        + Khai Tâm: đúng như KT nói, dinh dưỡng hợp lý thật ra là một vấn đề rất phức tạp và mang tính cá nhân vì phụ thuộc vào khả năng hấp thu & xử lý thực phẩm của cơ thể. Bên cạnh đó hầu như chất nào cũng có 2 mặt & cái giới hạn giữa tốt và xấu lại mong manh (& còn phụ thuộc vào “bản lĩnh” của thân chủ nữa). Cũng như KT và CNV đã nói, tốt nhất là ăn uống đa dạng & cân bằng (mà như thế nào là cân bằng nhỉ? :D)

        + CNV: em gọi KT là chị xưng em mà gọi chị là “bác” xưng “cháu” làm chị giật mình không biết cách viết của mình có gì quá lẩm cẩm không :D. Chị cược với em là các cụ nhà mình ngày xưa ít ăn bánh ngọt – nhất là những loại bánh mà KT hay post để chị nhìn mà thèm và ngưỡng mộ mà không nói được tiếng nào í. Chị cũng cược với em là các cụ nhà mình ngày xưa ăn rau quả nhiều hơn thịt cá & nhất là vận động chân tay tiêu tốn năng lượng nhiều hơn :D.
        À, mà trong sữa bò thì nhiều người bị dị ứng với b-lg hơn cả
        À, mà bây giờ bên cạnh KT, chị lại có thêm em CNV để ngưỡng mộ

        + HD: theo mình được biết thì chất béo no (saturated fats) cung cấp nhiều năng lượng hơn chất béo không no (khi so sánh 2 loại chất béo có cùng số nguyên tố Carbon), nhưng sự khác biệt này không lớn lắm. Vấn đề của chất béo no là ở chỗ nó có “thâm tình” với 1 số bệnh ung thư & tim mạch. Béo phì la do cơ thể nhận quá nhiều năng lượng (cung >> cầu). Năng lượng dư thừa sẽ được lưu trữ trong cơ thể ở dạng mỡ. Như vậy ngay cả khi ăn ít chất béo (mà ăn nhiều chất đường, bột chẳng hạn) vẫn có thể bị béo phì. Nếu bạn/chị có thời gian & thích đọc thêm các thông tin cơ bản về thực phẩm thì có thể vào trang http://food-info.net/ (không phải quảng cáo đâu ạ :D)

        Được trao đổi với mọi người thật thú vị. Cảm ơn nhiều lắm!

        • HD 28/07/2011 lúc 8:19 Chiều

          Cám ơn bác Troublemaker nhiều nhé :).

        • chuoivuonnha 28/07/2011 lúc 9:01 Chiều

          Í, tại em thấy chị Rùa nói câu mở đầu là “chào bác” mà! Hơn nữa em thấy comment đầu của chị viết rất là cẩn trọng và chu đáo, tưởng người lớn tuổi, hehe. “Bêta” lactoglobulin, siêu, chị làm trong ngành sinh học ạ, chuyên gia đây nữa nhá chị Rùa, hôm nào nhờ vả!!! 🙂 Có một điều em dám…cược với chị, là thế hệ bây giờ ăn nhiều hơn xưa 😛

        • Khai Tâm 29/07/2011 lúc 8:20 Chiều

          Hai chị em nhà bác lại đang chơi trò đỏ đen đấy ư? Chị “cược”, rồi em cũng “cược”. Hihihi…

  22. Tiểu Băng Nhi 27/07/2011 lúc 4:50 Chiều

    anh Chuối giỏi thế, con trai mà thế này làm con gái như em mắc cỡ ghê.

    • chuoivuonnha 27/07/2011 lúc 11:30 Chiều

      Em có thấy những nhà khoa học nghiên cứu về bơ, sữa, pho mát hay các loại thực phẩm khác vẫn cần một người vợ không? Vì phụ nữ có khả năng bẩm sinh trong lĩnh vực bếp núc, như chị Rùa hay em (trong tương lai gần) cũng vậy. Con trai, chỉ được cái miệng là giỏi 😉

  23. Hang Pham 27/07/2011 lúc 3:55 Chiều

    Chào em chuối,
    Bài này của em hay thật. Rất nhiều thông tin và bổ ích. Chị phục em thật đấy.
    à mà cho chị hỏi, cái trang web tragung.wordpress.com của em bị sao thế, chị vào xem thì nó bảo là không tồn tại nữa, buồn thế 😦

    • Khai Tâm 27/07/2011 lúc 4:02 Chiều

      Trà Gừng là blog của 2 bạn trẻ khác, 1 trai 1 gái, không phải blog của cậu Chuối đâu. Lâu lâu cũng không thấy các bạn ấy comment, thì ra blog đóng rồi. Buồn nhỉ…

  24. trangha 27/07/2011 lúc 3:41 Chiều

    Nhóc nhà mình thích ăn bánh quy hoặc bánh mì với bơ, cả bơ động vật mặn / nhạt (như bơ President của Pháp) tới bơ thực vật. Bạn nghĩ ăn như vậy thì nên chọn bơ nào tốt nhất trong 3 loại đó?

    • chuoivuonnha 27/07/2011 lúc 3:52 Chiều

      Nếu lựa chọn tốt cho sức khỏe thì em chọn bơ thực vật, còn để ăn ngon thì bơ động vật. Chị cứ để bé ăn xen kẽ cũng được ạ, không vấn đề gì, vì nhiều khi còn do khả năng vận động nữa, nếu em ấy hay bay nhảy hoạt động thì (năng lượng) một miếng bơ tiêu vèo cái là hết 😛 Riêng bơ mặn thì nên ít dùng hơn vì bơ có muối, mà món ăn hàng ngày và trong các loại bánh trái đã có đủ muối rồi 🙂

      • Khai Tâm 27/07/2011 lúc 4:06 Chiều

        Chị có một số bài báo khoa học (báo chả mấy ai thèm đọc) về đề tài này. Nói chung động vật hay thực vật tốt hơn (hay có hại hơn) thì vẫn là vấn đề cần tranh cãi. Bản thân chị thấy dùng bơ động vật loại không muối là tốt nhất. Tất nhiên với các thể loại thức ăn nạp vào cơ thể nói chung, và với chất béo nói riêng, nên dùng trong giới hạn cho phép. Với bơ mặn hay bơ thực vật thì lượng muối hơi khó kiểm soát nên cá nhân chị ít khi mua và dùng trong gia đình. (mở ngoặc thêm tí là ngoài “dùng trong gia đình” ra thì chị cũng chẳng có nơi nào để dùng bơ, nên túm lại là không mấy khi dùng)

        • chuoivuonnha 27/07/2011 lúc 4:10 Chiều

          Tiến sỹ vẫn là tiến sỹ, đúng ạ! A mà chị có tài liệu, tiếng Anh siêu như tiếng mẹ đẻ, vậy mà không viết, để em bò ra thế này à?!? Thôi nói cũng đã muộn… 🙂

          • Khai Tâm 27/07/2011 lúc 4:17 Chiều

            Thôi ạ, vừa viết bài vừa giở tài liệu thì bao giờ mới xong được chứ… Mà dịch ra thì câu cú nó cứ cao siêu thế nào, không có hứng viết nổi hết một bài đâu, chưa kể lại còn phải ghi chú lại phần nào dịch, trích đoạn, v.v. mệt lắm. Cứ thế nhé 😀

        • hà cục sắt 27/07/2011 lúc 6:57 Chiều

          iem thấy bên iem thì hay khuyên dùng bơ thực vật với các bác nào béo , thừa cholesterol, hay là có vấn đề tim mạch nên nghĩ rằng bơ thực vật có vẻ thanh đạm hơn. ko bít đúng ko 😀

          • Khai Tâm 27/07/2011 lúc 7:09 Chiều

            Thì nó vẫn là vấn đề đang được tranh cãi (các nhà khoa học thật là lắm chuyện 😛 )

            Cholesterol có 2 loại, cholesterol có lợi là HDL và có hại là LDL. Trong thành phần mỡ động vật/bơ thì có cả hai, trong khi đó ở dầu thực vật/bơ thực vật thì chỉ có LDL. Nhưng mà chị lại nghĩ (có thể chủ quan), việc khuyên dùng bơ thực vật cho những người có nguy cơ hoặc đang gặp các rắc rối về tim mạch hay cholesterol phần nào cũng là một liệu pháp tâm lý, kết hợp với việc điều trị bệnh bằng thuốc 😀

            Một lần nữa, điều độ điều độ điều độ. Vì ở nhà chị cũng thường xuyên dùng bơ động vật, nên trong bữa ăn hàng ngày hay có cá, đặc biệt những loại cá có nhiều mỡ như cá hồi…

        • HD 27/07/2011 lúc 8:28 Chiều

          Xin phép KT cho cười ké vụ “dùng trong gia đình” 🙂
          KT nói chuyện kiểu gì nghe cũng hay và còn đúng thế không biết, chẹp 😀 (chẳng phải nịnh nọt gì đâu đấy!)

          • trangha 28/07/2011 lúc 10:25 Sáng

            Cảm ơn tất cả mọi người nhé, đúng là bơ mặn thì có vẻ ngon miệng hơn thật, nhưng nhân tiện hỏi thêm 1 chút là, bánh mì săng-đuých ở chỗ nhà mình có 3 loại: loại trắng – nhạt, loại trắng -mặn và loại đen – nhạt. Nghe nói bánh mì đen tốt cho sức khỏe, nhưng ăn ngang ngang nên bọn trẻ con nhà mình hầu như không ăn bánh mì đen. Mình muốn hỏi loại bánh mì trắng thì nhạt hay mặn tốt hơn? (Hi hi, hỏi nhiều quá.)

          • Khai Tâm 28/07/2011 lúc 11:38 Sáng

            Hì hì hì… Viết xong “dùng trong gia đình” mới chợt nhớ ra, chẳng may ai đó lại hỏi cắc cớ “thế ngoài gia đình thì KT dùng gì?” 😉 nên phải mở đóng ngoặc đấy ạ 😛 Với em thì những chiếc bánh làm ra đều có chủ ý dành cho “người trong gia đình”. Ai là người lạ mà ăn chúng thì cũng thành “người trong gia đình” 😉

  25. hà cục sắt 27/07/2011 lúc 3:40 Chiều

    ôi bài này viết kì công dã man. ngồi đọc tài liệu nước ngoài rồi dịch ra tiếng việt như thế thật là cao siêu.

    bài sau mà nói tới các loại dầu ăn thì cho iêm hỏi là dầu cọ có gì ko tốt trong thành phần mà dân tình tẩy chay thế ạ (quả là nghe dầu cọ cho vào thức ăn cũng thấy ghê ghê, ko bít vì sao :D)

  26. tuti huynh 27/07/2011 lúc 3:15 Chiều

    Hay lắm Chuối ơi, chúc mừng bài viết của em nhé! Đợi phần sau nữa 🙂

  27. scp79 27/07/2011 lúc 3:13 Chiều

    Chuối ơi có nhận đệ tử thì cho chị nộp đơn trước nhá. Quá choáng, quá nể, quá hâm mộ, đúng là nhân tài ẩn dật .

    • Khai Tâm 27/07/2011 lúc 3:17 Chiều

      Danh sách hâm mộ chuối update ở đây luôn nhé. Mình phải lập vội để còn được đứng đầu kẻo sau này khéo chen bẹp LL 😉

      • chuoivuonnha 27/07/2011 lúc 3:36 Chiều

        Viết xong bài này em càng cảm phục chị và những chủ blog khác biết bao! Lấy đâu ra nhiều những cảm hứng để viết được bài trong… “ngần ấy” năm, lại hay nữa 😀

  28. BiChanO 27/07/2011 lúc 2:53 Chiều

    Chào mừng bài viết của Bác Chuối. Hay quá á! Giờ em đã định hình rõ hơn các loại bơ. Cám ơn bác Chuối nhiều nhiều. Khì khì!

  29. Khai Tâm 27/07/2011 lúc 2:29 Chiều

    Comment cổ vũ đã, đọc bài sau. Cảm ơn chú Chuối.

    • chuoivuonnha 27/07/2011 lúc 2:37 Chiều

      Em đăng bài mà cứ run ấy chị ơi! 😦 Có thiếu gì thì bổ sung nhỉ

      • sesame 27/07/2011 lúc 2:44 Chiều

        Ban Chuoi viet bai can than va chi tiet that, rat la huu dung voi nhung ai tap to nuong banh nhu chi. Cam on cau Chuoi nhe va mong cho ky tiep theo.

        • chuoivuonnha 27/07/2011 lúc 3:32 Chiều

          Không có gì ạ, em cũng mới biết sơ sơ về bánh trái thôi. Tìm hiểu bài này em cũng học hỏi được nhiều 🙂

          • Khai Tâm 27/07/2011 lúc 3:45 Chiều

            Thế là nếu có vài chủ đề nữa tự dưng rơi vào đầu thì cũng không kêu ca than phiền gì đâu, nhỉ ? 😀

            Cảm hứng ấy à, cứ coi niềm vui của bọn trẻ con nhà người khác là niềm vui của mình, thì viết được hết ấy mà! 😉

            • chuoivuonnha 27/07/2011 lúc 3:54 Chiều

              Kêu chứ sao lại không, chẳng may ngáp phải ruồi 😛 Mà không có tự dưng đâu nhé, em ngủm đấy 🙂

              • Khai Tâm 27/07/2011 lúc 4:03 Chiều

                Nói thế quá là chị rùa đưa ruồi vào miệng cậu Chuối 😛
                Yên tâm là chỉ dí những gì liên quan đến “chuyên môn” của cậu thôi, thứ khác không dám hì hì hì…

Gửi phản hồi cho HD Hủy trả lời