Lâu lâu lắm rồi, thứ Năm chẳng có bài viết mới giới thiệu dụng cụ. Điều này cả bếp phải “cảm ơn” mẹ Dùa mới phải, nhưng mình “khiêm tốn” nên không nhận lời cảm ơn đấy đâu 😉
Hôm nay trở lại với một dụng cụ rất hữu ích: máy làm mỳ.
Máy làm mỳ? Thực ra không phải là một thứ gì đó quá mới mẻ, khi trên thị trường đã có rất nhiều máy cán mỳ, máy ép mỳ từ hiện đại đến dụng cụ ép thủ công. Dụng cụ nghiền khoai tây cũng một thời sóng gió bởi “chức năng” được phát minh ra sau này: làm bún tươi. Sau đó thì các loại attachment để gắn vào mixer cũng có đầu ra cán mỳ sợi, cũng hay cũng tiện, cũng… đắt (attachment làm pasta dành cho KitchenAid standmixer có giá 179$).
Cách đây mấy tháng, một công ty của Hà Lan, Philips đã quảng cáo về một chiếc máy làm mỳ riêng cho thị trường Nhật Bản: làm các loại mỳ udon, ramen, soba, bên cạnh spaghetti. Sau khi nó xuất hiện trên thị trường vào đầu tháng 7.2014, ngay lập tức đã nổi tiếng trong giới “giang hồ chuyên cầm dao kéo trong bếp.” Chiến dịch quảng cáo rầm rộ từ truyền hình, báo giấy sang đến các mạng xã hội làm sản phẩm mới này được nhiều người mong mỏi. Nhiều cửa hàng đã đưa chiếc máy này vào chiến dịch khuyến mãi bốc thăm trúng thưởng bên cạnh những sản phẩm được ưa thích khác.
Nhồi bột bánh mỳ bị nhiều người coi là việc nặng nhọc, vậy thì nhồi bột cán mỳ sợi “nặng” gấp mấy lần do khối bột làm mỳ khô hơn nhiều. Với lực nhồi bột lên đến 720kg, chiếc máy làm việc nhồi bột nói chung và làm mỳ nói riêng, nhẹ nhàng và gọn gàng hơn bao giờ hết.
Không thể nhắc đến giá. Tương đương 300US$ (sau khi “hạ nhiệt” bớt) là con số không nhỏ, nhưng so với công dụng và nhu cầu thì hẳn là xứng đáng. Cho đến bây giờ, dùng máy được một thời gian, mình thấy nó hữu ích hơn standmixer, tức là được liệt kê dưới danh mục “không thể thiếu.” Lý do là gì? Mình có thể nhồi bột bánh mỳ thủ công, bằng tay. Mình có thể đánh trứng bằng máy đánh trứng cầm tay, quẳng cái standmixer đi cũng được (nói trộm vía, đấy chỉ là ví dụ thôi 😛 ) nhưng mình bắt đầu thấy ngại khi quay trở về thời kỳ nhồi và cán mỳ thủ công.
Thủ công, tức là như thế này này…
Khối bột rất khô và thô, phải nhồi cho mịn. Sau đó thì cán và cắt, một mẻ bột phải mất vài giờ đồng hồ.
Trong khi một lần 15 phút dùng máy là có đủ phần ăn cho 2 người. Nồi nước sôi là mỳ cũng vừa được làm xong, chỉ cần cho vào luộc.
Mỳ lạnh soba.
Ngoài soba, tất nhiên là spaghetti và mỳ trứng, ramen, theo như quảng cáo của nhà sản xuất.
Điểm cộng của chiếc máy này là thao tác đơn giản: Đổ nguyên liệu vào máy, bấm nút, thêm chất lỏng (nước/trứng)
Và những sợi mỳ, cứ như là có phép thuật, từ từ xuất hiện!
Công dụng, giá cả xong xuôi, giờ đến phần trọng lượng: xấp xỉ 10kg. Đã bảo nó là thứ rất “nặng ký” rồi mà.
Ngày hôm qua, 20/8, group Bếp Rùa và những người bạn trên FB vô cùng hào hứng với chương trình đấu giá một chiếc máy như trên. Phần lãi được chuyển vào quỹ của chúng mình, bên cạnh chương trình gây quỹ. Một bạn thân thiết của bếp Rùa đã trúng đấu giá với mức giá 11.1tr đồng – Số tiền đấu giá khởi điểm là 6.5tr, chúng ta gây quỹ được 4,5tr. Cảm ơn người vận chuyển mang giúp máy về đến VN, và cảm ơn người thắng cuộc lẫn những người đấu giá… hụt.
Và ngay đêm qua, mình vào bếp thử mò công thức làm bún tươi! Sản phẩm cuối đây: trắng dẻo thơm ngon, chưa tìm ra chỗ nào để chê được!
Đây là những sợi bún đang được ép.
Trước khi bỏ vào nồi luộc chín.
Thế đấy, nhìn vào mặt tích cực thì máy móc càng ngày càng làm cho cuộc sống đơn giản hơn, nhưng bây giờ thì mẹ Dùa phải đi vá túi đã, vì thủng hết cả rồi!
Nhiều người nhắn hỏi công thức làm bún tươi: Mình thử để tìm ra tỷ lệ cũng như nguyên liệu cho phù hợp với riêng chiếc máy này nên cách làm này sẽ không phù hợp với cách làm bún cần phải dáo bột.
Nguyên liệu: 250g bột gạo + 30g bột năng + chút muối. Tất cả bột và muối được trộn đều, cho vào máy. Đong 150-160ml nước ấm (khoảng 50 độ C), lượng nước phụ thuộc vào loại bột nên cần điều chỉnh, rót từ từ trong khi máy khởi động trộn bột. Sau khi nhồi 5 phút (theo chế độ tự động của máy), bột sẽ được ép thành sợi dài. Khi bột đã được ép xong, cho sợi bún sống vào nồi nước đang sôi để luộc chín. Vớt ra xối qua nước lạnh, để ráo nước. Luộc bún tươi từ máy làm mỳ này chỉ mất 1 phút.
Lưu ý: tỷ lệ công thức này sẽ không phù hợp với các loại máy làm mỳ khác.
Tham khảo thông tin thêm tại trang web chính hãng: http://www.japan.philips.co.jp/kitchen/noodlemaker/
Youtube có cậu bé này làm mỳ đáng yêu lắm: “Nu đô rừ Mây cà” hahaha
Chào cả nhà, em đọc comment thấy có mỗi chị Tường Vy là thành công, còn lại đều không ra bún :(( Tình hình là các chị em đã khắc phục được chưa ạ, máy làm bún được không ạ. Em đang tính mua nên hóng lời khuyên của các mẹ ạ
Cho mình hỏi máy này trộn bột làm bánh mì được không? Mình coi thấy nói máy này của Balan sản xuất cho thị trường Nhật Bản, trên vỏ thùng có chữ Nhật nữa, nhưng nhiều trang bán hàng điện tử VN lại bảo máy bày sản xuất tại Trung Quốc, vỏ thùng cũng không thấy chữ Nhật, cấu tạo máy thì y chang nhau. Vậy là sao ạ??
Hi các chị em,
Vy bị ám ảnh vụ làm bún đã nhiều năm. Từ se sợi bún bằng tay tới ép bằng rổ. Gần đây có máy Philips, em lại làm tiếp. Em đọc công thức ở trên mạng, thấy có chị hướng dẫn là phải luộc cục bột. Làm đúng chỉ dẫn nhưng mà ko đc. Sau em thử lại công thức ở đây thì Ok! Em dùng nhiệt kế đo nước đúng 50 độ C (tức 122 độ F), và trước khi làm bún em bắc lên bếp một nồi nước to, đang sôi sẵn, để bún vừa ép ra là mình bỏ vô nồi luộc liền. Khác với sợi mỳ, sợi bún mềm hơn nên khi máy ép sợi bún tươi ra, mình chỉ nên cắt bún 2 lần. Em dùng 250g bột gạo, đong bằng cup đi kèm của máy, không xài bột năng và cũng chỉ mua đc bột gạo của hãng Bob’s Red Mill thôi chứ không mua đc bột gạo tẻ VN. Loại máy em dùng là Philips model HR2357/05. Đầu ép bún em dùng là loại 9 lỗ chuyên ép pasta.
chị ơi, e làm theo công thức này mà máy ép ko ra được bún chị ạ! Nó ép ra nước trước rồi ra chỉ được 1 chút bún trên máy thôi. e mở máy ra thì thấy bột lấp kín lỗ đầu rồi nên máy ko ép ra được! huhu
Bep Rua oi,sao lam theo huong dan ma` bu’n bi ga~y vun, khong dep nhu cua Rua vay? Rua lam on giup, thu? nhieu lan ma van khong duoc, na?n qua dinh tra lai ma’y, mua may chi? de lam bun thoi vi khong an duoc bot my`. Cam on Rua nha.
Nếu bạn là "đầu bếp" quen thuộc trong bếp Rùa, mừng trở lại!
Nếu bạn là người mới, xin chào!
Bếp Rùa là của bạn, được xây dựng và đóng góp bởi những người như các bạn, do vậy, hãy tự nhiên và coi đây là căn bếp của chính mình. Ở đầu trang có phần "Welcome" và "Giới Thiệu", nếu bạn muốn biết thêm vài điều bên lề...
Để nhận thông báo bằng email mỗi khi có bài mới, hãy đăng ký nhận thông báo bằng cách nhập email của bạn (và nhớ mở email để xác nhận).
Kể từ tháng 6.2011, Bếp Rùa có sự đóng góp bài vở thường xuyên của những người bạn quý: SCP, Anatomysu, chuoivuonnha, White_poplar.
Tin vui: Mục Lục đã được cập nhật các bài viết được phân loại theo từng chủ đề. Mời mọi người tham khảo để tìm bài cũ. Ngoài ra, chức năng "Tìm kiếm" (Search) ở đầu trang cũng rất hữu hiệu.
Nếu bạn muốn trao đổi, xin hãy viết tiếng Việt có dấu khi có thể, và hãy là người lịch sự khi ai đó trả lời mình. Chúng mình ở đây không phải là những chiếc máy trả lời thắc mắc nên nếu gặp câu hỏi phản cảm, rất có thể sẽ bỏ qua. Bếp này cũng như bếp của bạn, hãy thân thiện và quý mến những người ra vào trong bếp nhà mình. Gửi comments đúng chủ đề. Xin cảm ơn.
Bếp Rùa là nơi luôn mở rộng cửa chào đón tất cả mọi người vào thăm cũng như tham gia chia sẻ. Vì vậy, mong mọi người hãy giúp đỡ bằng cách trả lời những câu hỏi mà mình biết.
Trang blog này không đón chào những comment quảng cáo bán hàng.
Chào cả nhà, em đọc comment thấy có mỗi chị Tường Vy là thành công, còn lại đều không ra bún :(( Tình hình là các chị em đã khắc phục được chưa ạ, máy làm bún được không ạ. Em đang tính mua nên hóng lời khuyên của các mẹ ạ
Cho mình hỏi máy này trộn bột làm bánh mì được không? Mình coi thấy nói máy này của Balan sản xuất cho thị trường Nhật Bản, trên vỏ thùng có chữ Nhật nữa, nhưng nhiều trang bán hàng điện tử VN lại bảo máy bày sản xuất tại Trung Quốc, vỏ thùng cũng không thấy chữ Nhật, cấu tạo máy thì y chang nhau. Vậy là sao ạ??
Hi các chị em,
Vy bị ám ảnh vụ làm bún đã nhiều năm. Từ se sợi bún bằng tay tới ép bằng rổ. Gần đây có máy Philips, em lại làm tiếp. Em đọc công thức ở trên mạng, thấy có chị hướng dẫn là phải luộc cục bột. Làm đúng chỉ dẫn nhưng mà ko đc. Sau em thử lại công thức ở đây thì Ok! Em dùng nhiệt kế đo nước đúng 50 độ C (tức 122 độ F), và trước khi làm bún em bắc lên bếp một nồi nước to, đang sôi sẵn, để bún vừa ép ra là mình bỏ vô nồi luộc liền. Khác với sợi mỳ, sợi bún mềm hơn nên khi máy ép sợi bún tươi ra, mình chỉ nên cắt bún 2 lần. Em dùng 250g bột gạo, đong bằng cup đi kèm của máy, không xài bột năng và cũng chỉ mua đc bột gạo của hãng Bob’s Red Mill thôi chứ không mua đc bột gạo tẻ VN. Loại máy em dùng là Philips model HR2357/05. Đầu ép bún em dùng là loại 9 lỗ chuyên ép pasta.
chị ơi, e làm theo công thức này mà máy ép ko ra được bún chị ạ! Nó ép ra nước trước rồi ra chỉ được 1 chút bún trên máy thôi. e mở máy ra thì thấy bột lấp kín lỗ đầu rồi nên máy ko ép ra được! huhu
Bep Rua oi,sao lam theo huong dan ma` bu’n bi ga~y vun, khong dep nhu cua Rua vay? Rua lam on giup, thu? nhieu lan ma van khong duoc, na?n qua dinh tra lai ma’y, mua may chi? de lam bun thoi vi khong an duoc bot my`. Cam on Rua nha.