Bếp Rùa ♥ Hơi ấm gia đình tỏa ra từ gian bếp nhỏ

Luôn luôn đỏ lửa ♥ Nồng ấm yêu thương

Lâu rồi không gặp!

Hôm nay là một ngày đẹp trời. Nhìn ai cũng thấy yêu, nhìn gì cũng thấy vui. Mình quyết định viết blog trở lại sau mấy năm bỏ bê, mang lý do “bận” ra làm bình phong cho cái sự lười nhác.

Khi yêu một ai đó, một thứ gì đó thì sẽ tự sắp xếp được thời gian, nếu không thì tình yêu đó chưa đủ lớn.

Bốn năm qua như trong chớp mắt, TT đã học năm cuối của cấp 3, DD năm cuối cấp 2. LL và VV cùng học tiểu học lớp Một và Ba. Chẳng mấy mà nhà mình có con học đại học, rồi tốt nghiệp đại học, cứ thế nhân bốn lần.

Chúng ta bắt đầu nối lại câu chuyện như thế. Mong mọi người tìm lại được sự ấm áp nơi đây.

Bánh Pía

14218461_834155473386657_31638800_n

Bánh pía là một món ngon nổi tiếng của Sóc Trăng, cơ mà tại bếp Rùa thì nó có thương hiệu Hươu Cao Cổ. Cũng bởi công thức này được mọi người chờ đợi đã hơn 4 năm nay. Cổ ai dài cũng đã không thể dài hơn được. Lẽ ra hẹn viết bài nộp từ hôm qua nhưng vì một vài lý do, tối nay mới có bài mới.


Phần nói linh tinh đã xong, nay vào việc chính.

 

Công thức (cho 18 chiếc bánh)

Nguyên liệu:

In dấu đỏ: màu thực phẩm và nước, con dấu14249261_834197550049116_2107220015_n

Hỗn hợp quét mặt bánh: 1 trứng gà đánh bông với 1 chút nước lạnh.

Nhân bánh:

  • 200g đậu xanh khô, ngâm vài giờ, vo sạch, nấu chín, giã hoặc xay nhuyễn
  • 7-800g thịt sầu riêng
  • đường (phần này mình không có cân lượng, hẹn lần tới làm sẽ cố gắng nhớ để cân đong)
  • một chút muối
  • 100ml dầu ăn
  • 50g mứt bí thái hạt lựu
  • 50g mỡ đường (cách làm mỡ đường xem bài bánh trung thu)

Sên nhân: Dùng chảo hoặc nồi chống dính, cho đường và 150g nước, nấu đường cho tan. Cho đậu đã nhuyễn vào sên, thêm muố.  Cho từ từ dầu ăn, đảo đều sau mỗi lần thêm dầu. Lượng dường nhiều thì nhân “trong” và ngược lại. Độ ngọt cũng làm tăng thời gian bảo quản của bánh.

Trong một chiếc nồi hoặc chảo khác, cho đường và sầu riêng, sên trên lửa trung bình đến khi sầu riêng có màu trong. Phần đường này phụ thuộc vào độ ngọt của sầu riêng, nhưng dù sầu riêng tự nhiên ngọt đến đâu thì vẫn phải thêm đường để bánh có vị ngọt vừa đủ và cân đối với phần nhân đậu. Sầu riêng thiếu độ ngọt hay không được sên kỹ sẽ làm nhân mau chua, nhanh hỏng cả chiếc bánh.

Bí quyết của một chiếc bánh pía mềm là nhân phải ướt. Nhân ướt, sau khi nướng sẽ khô thêm một phần. Nhưng nhân ướt cũng làm cho việc gói bánh khó hơn một chút.

Trộn mứt bí và mỡ đường vào phần đậu. Sau cùng trộn SƠ cả hai phần. Để lạnh, nhân sẽ dễ gói hơn.

 

Vỏ bánh:

Hỗn hợp bột:

  • 400 bột mỳ
  • 100g bột wheat starch (hoặc bột năng)
  • 200ml nước lạnh
  • 5g bột nổi
  • 80g đường
  • 5g muối
  • 150 mỡ nước hoặc dầu ăn

Hỗn hợp dầu:

  • 100g bột mỳ
  • 100g bột năng
  • 100g mỡ nước hoặc dầu ăn

Hỗn hợp bột: Trộn đều tất cả các loại nguyên liệu khô trong một chiếc túi nylon sạch. Đổ vào tô trộn, từ từ cho nước và mỡ/dầu ăn. Dùng tay nhồi cho đều và mịn.  Chia từng phần bột nhỏ 50-60g.

Hỗn hợp dầu: Trộn đều tất cả các nguyên liệu.

Vỏ bánh pía là bột được cán thành lớp. Giữa các lớp bột là lớp dầu. Khi nướng, nhiệt độ cao làm hỗn hợp dầu nóng, có tác dụng làm các lớp bột tách thành các phần rõ rệt. Nếu như mọi người đã từng làm croissant thì sẽ rất dễ hình dung: bột bọc bơ, sau đó cán và gấp, cán và gấp.  Với vỏ pía, chúng mình không cần làm lạnh bột như khi cán croissant, nhưng hai phần bột và dầu cần có nhiệt độ và độ đặc gần như nhau.

  1. Lấy một phần bột 50-60g đã chia, nhồi lại sơ cho mặt bột mịn. Dàn mỏng bột, sau đó dùng thìa xúc một phần hỗn hợp dầu chừng 15g đặt vào giữa bột, gói lại, dùng ngón tay ấn mép bột cho dính chặt. Vê khối bột hành hình thuôn dài.  Tiếp tục làm cho đến hết bột.
  2. Cán lần 1:  Trở lại miếng bột đầu tiên, đặt phần có mặt mịn lên phía trên, dùng cây cán bột cán mỏng thành một dải bột dài khoảng 15cm. Gấp làm 4. Tiếp tục lặp lại đến khi hết các phần bột.
  3. Cán lần 2: Trở lại miếng bột đã cán đầu tiên, dùng cây cán bột tiếp tục cán thành một dải bột dài. Gấp bột lại tạo thành hình chữ nhật/vuông.
  4. Cán lần 3: Cán bột mỏng, kích thước khoảng 15 x 15cm.

14249342_834197573382447_734003436_n

Gói bánh:

Dùng một chiếc cân và một chiếc chén ăn cơm. Cho nhân vào chén, cân một phần 100g. Đổ phần nhân đã chia lên miếng bột đã cán.  Gấp mép và gói kín. Ngắt bỏ bột thừa. Đặt bánh lên khay nướng đã lót giấy nến. Mỗi chiếc bánh để cách xa 3-4cm.

14248791_834197540049117_96078509_n

Lặp lại cho đến khi hết bột.

14218317_834197520049119_1038979914_n

 

In dấu:

Dùng màu thực phẩm màu đỏ, pha hơi đặc, đổ vào một chiếc đĩa nhỏ. Gấp một tờ giấy tissue và đặt vào đĩa. Giấy mềm có tác dụng làm mực bám đều, và không bám các cặn mực.

Con dấu có thể dùng dấu khắc gỗ. Mình dùng mặt của khuôn làm bánh trung thu bằng nhựa.

Thấm mực lên con dấu, đóng vào giữa từng chiếc bánh.

14248924_834197510049120_2001735429_n

Nướng bánh:

Làm nóng lò 250 độ trong vòng 15-20 phút.

Dùng xẻng xúc bánh, lật ngược bánh, úp mặt có dấu xuống giấy nến. Phần này làm cẩn thận kẻo xô lệch gây ra lem mực ở mặt bánh.

14218551_834197456715792_343747676_n

Nướng 10 phút.

14281459_834197490049122_525476246_n

Lấy khay bánh ra khỏi lò, cẩn thận lật ngược mặt bánh lên trên. Dùng chổi quét trứng lên mặt bánh.

Đưa khay bánh trở lại lò, nướng tiếp 10-15 phút cho đến khi vàng mặt.

14249271_834197446715793_231665633_n

Khi bánh chín, đặt lên giá chờ nguội.

14218544_834197420049129_1754085288_n

Bánh cần được để thật nguội trước khi đóng gói. Bảo quản ngăn mát tủ lạnh được khoảng 1 tuần.

Nhân bánh có thể tăng/giảm tỷ lệ sầu riêng, đậu xanh tuỳ theo khẩu vị. Trứng muối nếu có cần sơ chế như khi làm bánh trung thu.  Con số cụ thể của nguyên liệu đường hiện tại mình không có, mọi người cần nêm nếm gia giảm. Thực sự là các món bánh mứt Việt mình thường ước lượng mọi thứ, nên để ghi lại cũng mất một chút thời gian.  Hình ảnh demo thiếu một vài công đoạn (chia bột, cán bột, gập bột) vì đoạn đó dầu mỡ quá, không tiện chụp, mà lúc làm hơi vội. Mình sẽ bổ sung khi có dịp làm lại.

Chúc mọi người thành công.

Tiramisu

12513699_10205923486314299_7473539463637102175_o

Công thức dành cho bà mẹ đi làm 10h/ngày, cho 10 hộp dung tích 140ml là 1/2 công thức trên blog từ xưa.

12891523_10205923488474353_4953105833427602095_o

Công thức này có dùng lòng đỏ trứng, nhưng không phải công thức có trứng sống, vì một số lý do, trong đó lý do quan trọng nhất là để trẻ con có thể dùng được một cách an toàn.

Nguyên liệu:
– 3 lòng đỏ trứng + 60g đường + 80 ml sữa tươi không đường + 1 chút xíu muối.
– 20 chiếc bánh ladyfingers, cắt làm đôi theo chiều dài.
– 40ml cafe đặc + 20ml rượu rhum
– 150ml kem tươi + vani (hoặc tiramisu paste)
– 250g mascarpone
– một chút cocoa nguyên chất để trang trí, thêm chocolate bào mỏng nếu thích.

Buổi sáng, làm kem custard: 3 lòng đỏ trứng + 60g đường + 80ml sữa tươi không đường + 1 chút xíu muối. Tất cả nguyên liệu cho vào một chiếc xoong chống dính nhỏ, khuấy cho tan, bắc lên bếp lửa vừa khuấy liên tục cho đến khi hỗn hợp nóng, sau khi sôi khoảng 1 phút thì tắt bếp, đổ kem custard ra một cái tô, wrap kín ngay khi còn nóng tránh kem tạo màng dai trên bề mặt. Để nguội bớt rồi cho vào tủ lạnh.
Pha một phin cà phê thật đặc, lấy chừng 2 thìa canh cà phê đặc trộn lẫn với khoảng 1 thìa canh rượu rhum. Đậy kín cho vào tủ lạnh. Rút ngắn công đoạn pha cà phê bằng cách dùng cafe hoà tan. Một gói pha với 30-40ml nước nóng. Xong. Tiết kiệm được thời gian rửa phin và cốc tách, nhưng nhớ chọn loại cafe hoà tan không pha trộn nhiều thứ linh tinh.

ĐI LÀM.

Chiều về, sau khi làm gần xong các việc cơm nước, lấy 150ml kem tươi (Whipping cream), đánh bông mềm với một chút vani. Khi nhấc que đánh trứng lên, kem tạo chóp mềm là được.

Lấy kem custard trong ngăn mát ra, trộn với 250g mascarpone cho đều. Để rút ngắn công đoạn, có thể cho mascarpone vào kem custard, sau đó dùng máy xay cầm tay xay nhuyễn. Tiết kiệm được 5-7 phút trộn trộn nhưng chỉ phải rửa 1 cái đầu xay cầm tay. Ồ kế.

Trộn hỗn hợp kem custard mascarpone với kem whipping đã đánh bông nhẹ.

Lấy 10 chiếc cup để ra bàn. Nhúng từng miếng bánh ladyfingers nhúng váo cafe. Xếp một lớp xuống đáy cup, 2 miếng bánh (một chiếc bánh cắt đôi) là một lớp. Đổ 1 muỗng hỗn hợp kem lên trên. Tiếp tục nhúng hai miếng bánh vào cafe và đặt lên trên. Đổ muỗng hỗn hợp kem thứ hai lên trên, Vỗ hoặc đập nhẹ cup xuống mặt bàn cho hỗn hợp kem dàn phẳng bề mặt. Một bánh sẽ gồm 1 lớp bánh, 1 lớp kem, 1 lớp bánh, 1 lớp kem. Đậy nắp cho vào tủ lạnh.

DỌN CƠM VÀ ĂN TỐI

Khi cần dùng đến món tráng miệng, lấy cup ra khỏi tủ, dùng rây rắc cocoa và trang trí bằng chocolate bào nếu thích.

 

12473563_10205923488194346_6201822549432806796_o

 

Bánh đúc lạc

12767731_735900169878855_1300045484_n

Bánh đúc lạc vốn là món truyền thống, chấm cùng tương Bần và ăn kèm đậu phụ rán thật giòn. Là một món dân dã, làm cũng dễ, nhưng đòi hỏi nhiều thứ cũng “dân dã” làm mỗi khi thèm lại phải chờ đến khi hội đủ mọi điều kiện.

Lạc quê phải thật ngon

Một ít nước vôi trong

Bột gạo không cần loại phải ngon lắm, miễn là mới xay và không hôi mùi gạo để lâu

Và thứ quan trọng nhất, không chấp nhận dung nạp một chút hàn the, thì đừng nghĩ đến việc ăn bánh đúc lạc. Phải có hàn the. (*)

Tiếp theo nữa, cũng không kém phần quan trọng, là phải tìm được người có cánh tay thật dẻo dai, thật khoẻ. (**)

 

Công thức:

 

Nguyên liệu:

  • 500g bột gạo
  • 40g vôi khô (nguyên cục hoặc dạng bột)
  • 1000ml nước (1L hoặc 1kg nước)
  • 5g muối
  • 50ml dầu ăn hoặc mỡ nước
  • 5g hàn the
  • 100g lạc sống

 

Cách làm:

  1. Ngâm lạc vài giờ cho mềm, rửa sạch, luộc chín mềm với một chút muối. Xả qua nước sạch, để ráo nước. Lạc có thể để nguyên vỏ, có thể bóc vỏ. Cá nhân mình thích để vỏ, vì trong vỏ có ngấm một chút muối, ăn thấy đậm đà hơn.
  2. (Dùng số nước trong lượng 1000ml nước) Lấy khoảng 200ml nước, hoà tan vôi, để lắng. Gạn lấy nước trong, bỏ phần cặn đục.
  3. Hoà tan toàn bộ nước với bột gạo, muối, dầu ăn (hoặc mỡ nước).
  4. Dùng nồi chống dính, khuấy bột trên bếp, lửa vừa. Sau khi sôi, bột sẽ trở nên rất đặc và nặng tay.

12769628_735900223212183_267958470_n

5. Tiếp tục khuấy trên bếp, khoảng 30-40 phút liên tục. Hỗn hợp bột sẽ dần trở nên loãng hơn và ngả màu nâu rất nhạt. Cho lạc vào khuấy tiếp vài phút.

12782219_735900229878849_766191456_n

6. Rắc hàn the lên mặt bột, khuấy mạnh tay, nhanh thêm vài phút nữa.

7. Đổ ra đĩa đã có phết một lớp dầu, hoặc đổ lên khay lót lá chuối/lá dong.

12784221_735900269878845_2034170251_n

7. Bánh đúc nguội sẽ se mặt, đông lại, có thể cắt miếng hoặc nếu đổ từng miếng nhỏ thì sẽ róc ra khỏi đĩa/lá.

8. Dùng nguội kèm tương, là một món ăn dặm trong những ngày ăn chay. Nếu muốn làm thành món mặn thì làm bánh đúc không cho lạc, để nguội thái sợi nhỏ và chan nước riêu cua, sẽ có món riêu bánh đúc thật ngon.

 

Giải mã

(*) Bánh đúc không có hàn the, thì chẳng khác gì cháo đặc.

(**) Ai không có cánh tay dẻo dai, thì sau một nồi bánh đúc nhỏ xíu, ăn chả biết được mấy miếng, mà cánh tay sẽ mỏi/đau/nhức suốt cả mấy ngày. Không tin hãy thử cứ ngồi ngoáy nồi bột đặc trong suốt một tiếng đồng hồ không ngừng  😉 Nhà mình cả mấy tháng/nửa năm mới quấy bánh đúc một lần vì lý do này.

Bánh bông lan chuối (banana cake) phiên bản dùng bột gạo và dầu dừa

12814373_10205659026782976_2787520620033937724_n

 

Chuyện của ngày hôm qua…

 

Nhà chỉ còn ít bột, thế là phải dùng thêm bột gạo.
Cục bơ cũng dùng dở, phải dùng thêm dầu dừa.

Khó khăn nào cũng khắc phục được, trừ khó khăn “mất điện do sửa đường dây.”

Có điện xong mới nướng bánh được. Kết quả bánh ăn ngon, lại thấy mọi thứ kết hợp với nhau hài hoà đến không thể chịu nổi.

Công thức này tham khảo tỷ lệ từ công thức Banana Cupcake do SCP chia sẻ trên Bếp Rùa wordpress (https://khaitam.wordpress.com) nhưng công thức sau cùng thì chẳng còn mấy bóng dáng công thức “nguyên bản”, từ cách làm cho đến nguyên liệu.

Nguyên liệu:

– 150g bơ nhạt (nếu dùng bơ mặn thì bỏ qua muối)
– 2g muối
– 100g dầu dừa
– 50ml sữa tươi không đường

– 200g bột mỳ đa dụng
– 100g bột gạo (bột tẻ)
– 5g bột nở/bột nổi (baking powder)
– 3g baking soda

– 6 trứng (60-65g cả vỏ)
– 250g đường nâu

– 3 quả chuối chín (sau khi bóc vỏ nặng khoảng 300g, nghiền hoặc xay nhuyễn)

Cách làm:

1. Bơ, dầu dừa, muối, sữa tươi cho vào một chiếc xoong, nấu chảy trên lửa nhỏ. Để ấm.

2. Trộn các loại bột, rây qua rây cho thật đều.

3. Trong một chiếc tô lớn hoặc tô trộn bột của stand mixer, dùng máy đánh bông trứng và đường. Với công thức này, máy cầm tay sẽ cần đến 15-20 phút tuỳ công suất. Stand mixer đánh bông lượng trứng đường này hết khoảng 5 phút. Đánh hỗn hợp đến khi bọt khí nhỏ bằng đầu kim, nhấc que đánh bột lên thấy có chóp mềm. Cách “dân gian” nhất là cắm một que tăm theo chiều thẳng đứng vào giữa tô hỗn hợp, nếu que tăm không “ngã” tức là đã đạt yêu cầu.

4. Rây từng phần bột vào hỗn hợp trứng đường, vừa rây vừa trộn nhẹ nhàng cho đều.

5. Vặn lò nướng làm nóng ở nhiệt độ 170-180 độ tuỳ chất liệu khuôn. Khuôn kim loại sáng màu dùng nhiệt cao, khuôn sẫm màu dùng nhiệt thấp hơn.

6. (hỗn hợp sau bước 4 đã được trộn thêm bột) Trộn từng phần bơ dầu dừa sữa ấm vào hỗn hợp. Trộn nhẹ, đều tay sau mỗi lần thêm bơ.

7. Trộn chuối đã nghiền hoặc xay nhuyễn vào hỗn hợp.

8. (lúc này, sau khoảng 10 phút, lò đã được làm nóng) Đổ hỗn hợp vào khuôn và đưa vào lò nướng.

Khuôn loaf nhỏ: 26-30 phút
Khuôn cupcake: 18-25 phút tuỳ cỡ
Khuôn chuối mini: 12 phút.