Bếp Rùa ♥ Hơi ấm gia đình tỏa ra từ gian bếp nhỏ

Luôn luôn đỏ lửa ♥ Nồng ấm yêu thương

Trả ơn

Matsuyama là thành phố yên bình, hiền lành, thân thiện, khí hậu cũng khá ôn hoà do nằm phía Nam của nước Nhật. Vào mùa lạnh, những ngày nắng ấm là những ngày có chuyến đi dạo của mấy mẹ con vào buổi sáng, thường kéo dài đến gần trưa vì kết hợp đi chợ mua rau cỏ.

10646939_487171001418441_4852216342834486841_n

Thẳng đường từ nhà, chỉ chục phút đi bộ sẽ đến một cửa hàng bán rau quả và thức ăn. Gọi là cái siêu thị thì không đúng vì thứ nhiều nhất trong cửa hàng đấy là trái cây và rau, nấm các loại. Khoai nữa, có cả chiếc thùng nướng khoai thơm lừng được đặt ngay ngoài cửa, có thể ngửi thấy từ đầu đường.10649975_487171078085100_2284711388595533553_n

Ngoại trừ việc rau trái rất tươi, theo mùa nên giá rẻ, những đứa trẻ khi theo người lớn đến mua hàng đều được tặng một quả chuối, dù bé như VV hay lớn như TT đều được tặng, không phân biệt. Đôi khi, chỉ ghé vào mua túi nấm vài chục yen hay mớ rau hơn trăm yen, ngại được tặng chuối (mà trẻ nhà mình lại còn đông!) nên mình để bọn trẻ trông nhau chơi cạnh hồ cá trước bưu điện ngay kề bên.  Thế nhưng nhiều khi “âm mưu” bị phát hiện, mấy quả chuối vẫn cứ lại nằm trong túi sau khi tính tiền.

Chuối tặng, nhưng không bao giờ thấy những trái thâm đen hay chín quá. Hoặc là còn hơi xanh, hoặc là vừa chín tới.

Trẻ lên Ba nhà mình đã quen với việc cứ đến nơi đây là có một quả chuối cầm trên tay khi ra về. Hễ không mua gì mà đi chơi  ngang qua, nó cũng phải chạy vào vẫy tay với bà và chú bán hàng vài cái.

10603491_487171101418431_3152462451391901661_n

Ở nhà, LL thích ăn chuối, ấy nhưng nếu bị mẹ trêu gọi là khỉ thì tức lắm, dù ngoài chuối ra, những loại bánh liên quan đến chuối cũng được thích.

Rau trái tươi ngon, chưa hết, Matsuyama quê mình còn có “ông bán cá” rất hiền hậu, lái xe đến trước cửa nhà với lời rao “Có ai cần cá không?” Cá bao giờ cũng rẻ, rẻ đến mức… đôi khi người mua khó xử vì không có tiền lẻ.
10599214_481551371980404_2315360338446827176_n

Trở lại chuyện chuối. 5 ngày nay nhà mình  ngày nào cũng có một mẻ bánh chuối!  Biết làm thế nào khi cứ làm buổi sáng thì đến trưa gần hết, làm chiều thì tối hết sạch?

10888473_10203586975822997_5747645076912304916_n

14049_10203586975902999_7480719665525531989_n

Sáng qua lại làm một mẻ bánh trước khi mấy mẹ con đi chợ nông dân.  Một quả chuối được tặng từ mấy hôm trước, nay đã chín, làm được đĩa bánh 32 chiếc.

11066019_589006991234841_1223917167440451448_n

Gói lại vài chiếc để mang đến cửa hàng bán rau để tặng lại bác bán hàng. Hôm nay có chợ thứ Ba nên không mua rau ở đấy nữa nên LL chạy vào đưa túi quà rồi đi ngay. “Con cảm ơn, cho bánh cho chú rồi, mai con đến lại được cho chuối nữa.”

Nhớ lại buồn cười, có lần rổ chuối tặng khách sau quầy tính tiền bị hết, tính tiền xong mấy mẹ con xách túi đi về, LL không chịu đi ra vì lý do “Con đã có chuối đâu.” Mẹ bảo “Cứ đi về, hôm khác đến lại có chuối, hôm nay hết rồi…” Con nghe, đi theo Mẹ, nhưng chưa kịp ra đến cửa thì chú nhân viên đã chạy theo kịp đưa 2 quả chuối cho LL. Mặt mũi nó rạng rỡ lên hẳn, y như nét mặt sau khi tặng túi bánh.

10557282_589006971234843_5950399814061395589_n

Nơi mình sinh ra, Hà Nội, cũng là một nơi mệnh danh “văn hiến,” với con người thanh lịch.  Thứ duy nhất ấn tượng trong ký ức của mình là những hàng cây.

Bàng, bằng lăng, xà cừ, những loại cây chỉ cần đứng ngoài ban-công nhà ông bà ngoại là có thể nhìn thấy được. Mùa đông cây bàng lá đỏ, cuối đông những chiếc lá nâu thủng lỗ mặt dưới có những con sâu kèn, mùa xuân lá non xanh biếc, mùa hè quả bàng non xanh, cây bàng cũng vào mùa sâu róm, cuối hè quả bàng chín, trẻ con như mình hay nhặt để chặt lấy nhân bùi bùi ăn. Cây xà cừ thì ngả bóng sang gần vỉa bè bên đối diện, nó cũng rất nhiều tuổi rồi. Lá xà cừ không có ích nhiều trong việc gói xôi như lá bàng, nhưng các cô bán vải thiều hay lấy để bày hàng lắm.

84_20_1348203675_98_tr11348200764_340x250

Cây xà cừ nằm bên phải đường

Cây bàng cổ thụ bị chặt đi khi mình không còn ở HN nhiều năm về trước. Vô tình hay ngẫu nhiên, người ra tay diệt cho cây chết phát bệnh điên, đến giờ không biết đã trở lại bình thường chưa.  Những người già trong xóm hay bảo cây cổ thụ thường có các vong linh trú ngụ, chặt đi mất “họ” không có nơi về, sẽ phá phách. Chuyện chẳng biết đúng sai, nhưng thấy buồn. Tâm linh hay mê tín, không biết có hay không, nhưng tuổi thơ tôi mất đi một nhân chứng, là cây bàng trước cửa. Cây bàng chẳng làm gì ngoài việc toả bóng mát.  Nó làm dịu lại cơn nóng của tất cả lũ trẻ con chơi trên vỉa hè, lẫn người đi đường, che ánh nắng chói chang cho những con người bán buôn trên vỉa hè, cho Bà Bốn bán ngô nướng (Vợ và Mẹ liệt sỹ) và con người sẵn sàng chặt hạ nó khi muốn có một cái cửa hàng mặt tiền trên phố thoáng đãng hơn, đẹp đẽ hơn.  Bây giờ, ở đó là một cây bằng lăng nhỏ, không biết bao nhiêu năm nữa mới có tán lá rộng như cây bàng thuở ấy.

10404103_817793041634694_1985951293458346219_n

Mấy hôm nay, “cư dân mạng” lại xôn xao về số phận 6,700 cây xanh ở Hà Nội đang nằm trong dự án chặt để trồng cây khác.  Vẫn biết là việc chặt cây là việc của chính quyền, chả cần phải hỏi ý dân làm gì cho mệt, nhưng mình vẫn cứ “Like” trang vận động “6,700 người vì 6,700 cây xanh” https://www.facebook.com/manfortree , dù không hy vọng gì nhiều vào sự thay đổi. Nhưng coi như đấy là một nghĩa cử đối với những cái cây đã có nhiều kỷ niệm với mình.

Gạt qua chuyện tâm linh nếu như không tin,  theo thống kê, cứ mỗi 8 cây xanh hiện đang có tại Hà Nội thì 1 cây bị chặt. 6,700 cây, nơi trú ngụ của biết bao nhiêu loài từ nhỏ đến lớn, tức là lá phổi vốn đang không khoẻ mạnh cho lắm của Hà Nội nay bị cắt đi 1/8.

Không phải là thỉnh thoảng lại ra lệnh chặt hàng trăm hàng ngàn cây đang xanh tốt, xong rồi cứ Tết là lại phát động Tết trồng cây bằng cách gương mẫu chụp ảnh trồng vài cây cổ thụ. Rõ xấu hổ. Chẳng ra làm sao.

phokimma_1

Phố Kim Mã

hanoi1-292342-1372737327_600x0

2012_06_10_22_04_55_241209611

Phố Phan Đình Phùng

6 responses to “Trả ơn

  1. Dung 20/03/2015 lúc 3:30 Chiều

    Rồi cũng đến hồi cũng phải dừng việc chặt hạ cây xanh để “rà soát, phân loại lại tiêu chí cây, xác định đúng đối tượng, lập kế hoạch, lộ trình thực hiện …” Nhưng cách hành xử vô trách nhiệm thì có lẽ chẳng thể dừng được 😦

  2. Khanh ly 18/03/2015 lúc 2:11 Chiều

    Chị ơi, bánh trái chuối chị làm như thế nào vậy chị, em nhìn mà mê quá, lúc nào chị rảnh chị cho em xin công thức với chị nhé. Cảm ơn chị nhiều

  3. muahoabaydi 18/03/2015 lúc 10:57 Sáng

    Chi oi. Em cung rat thich an banh ma co vi chuoi. Cai banh hinh trai chuoi ma chi bo trong bao nilon dep dep do la minh lam theo con thuc banh nao vay c?
    Cam on chi

  4. Hà Kem 18/03/2015 lúc 9:27 Sáng

    ờ đúng đấy, cây cổ thụ bị chặt hàng loạt, ôi chao là tiếc ! Đường Kem đi học thêm, cũng bị chặt hết. Mẹ Hà về kể với Kem là hàng cây ấy sắp chặt, hôm sau đi học nó mang theo cái máy ảnh của nó, bảo là: Để con chụp lại cho đỡ tiếc ! Trẻ còn nghĩ được thế, chính quyền thì không đâu!

  5. Na và Nấm 18/03/2015 lúc 9:19 Sáng

    Hay quá mẹ nó ạ, mong 1 ngày được sang thăm nước Nhật với 1 nền văn hóa “tử tế”, mong được đến Matsuyama yên bình để thăm căn bếp ấm tràn đầy tình yêu thương của nhà Rùa.
    Và cuối cùng xin chia buồn cùng 6700 cây xanh ở HN. Tưởng tượng 1 ngày HN chỉ còn những cây con còi cọc, đc rào chắn tạm bợ và xiêu vẹo thì không biết sẽ buồn như thế nào. Mình ko sinh sống ở HN nhưng mê HN vì HN có rất nhiều hồ đẹp và những hàng cây cổ thụ xanh um 1 góc trời

Bình luận về bài viết này